Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy cao cấp, phép đặt bếp còn cần tuân theo nguyên tắc "nhất vị, nhị hướng". Vị trí đặt bếp là quan trọng nhất: tọa hung hướng cát, tránh đặt trên nền xú uế, tránh cung độc hỏa và kỵ thủy; tránh lò bếp nhìn thẳng ra cửa chính ngôi nhà.
Không gian bếp luôn cần sự rộng rãi và thoáng mát |
Phong thủy cũng kỵ đặt giường ngủ hoặc các chỗ sinh hoạt ngay trên chỗ nấu bếp: Nhất là phía trên bếp sàn bằng gác gỗ để tránh việc sinh hoạt ở trên làm “động bếp” dưới, đồng thời bếp đun hơi nóng xông lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bên trên. Bếp không nên đặt dưới gầm cầu thang. Mặt gương soi lên bếp là điều tối kỵ, không may mắn, phúc lộc rời xa. Nghiêng lệch là điều tối kỵ, chân bếp không được gập ghềnh. Mái nhà bếp không được dột, có nước rơi vào.
Màu sắc trong bếp là màu gỗ (mộc), màu đỏ sậm (hỏa) hoặc màu vàng (thổ). Tủ bếp hiện đại thường làm bằng gỗ chống cháy, inox kết hợp mặt đá, gạch men, nhựa tổng hợp… Nhưng dù bằng vật liệu, màu sắc gì thì bề mặt bàn và tủ bếp nên nhẵn và bóng vừa phải, giảm chi tiết rối mắt và tránh nhiều khe hốc khó làm vệ sinh.
Bếp thường dựa vào vách trái từ trong nhà nhìn ra, vị trí bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Đặt chéo với góc trái nhà cũng thích hợp, có ý nghĩa xua đuổi tai họa. Những vị trí nên tránh là đặt bếp trên (bên cạnh) hồ nước, bồn rửa hoặc nhà vệ sinh, các hệ thống dùng nước để tránh bếp bị xung khắc thủy - hỏa. Bếp cần tránh để sát bên hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh, chỗ nuôi súc vật (nhiều xú uế), tránh cả nhà để xe (dễ gây cháy nổ và bụi bặm, mùi xăng dầu).
Bạn nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Phòng bếp cần đủ ánh sáng, nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét